17:50 | 20/08/2012
(Bqp.vn) - Dân tộc Lự còn có các tên tự gọi là Lừ, Thay, Thay Lừ và các tên gọi khác là Phù Lừ, Nhuồn, Duồn; thuộc nhóm địa phương: Lự Đen, Lự Trắng và nhóm ngôn ngữ Tày - Thái. Người Lự di cư vào nước ta từ khoảng thế kỷ XII, cư trú tập trung chủ yếu ở Lai Châu. Về kinh tế, người Lự chủ yếu làm ruộng nước. Nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt thổ cẩm tương đối phát triển.
17:45 | 20/08/2012
(Bqp.vn) - Dân tộc Mạ còn có tên tự gọi là Châu Mạ, Chô Mạ, Chê Mạ; thuộc nhóm địa phương: Mạ Ngăn, Mạ Xốp, Mạ Tô, Mạ Krung và nhóm ngôn ngữ: Môn - Khmer. Đồng bào dân tộc Mạ cư trú chủ yếu ở tỉnh Lâm Đồng và một số ít cư trú ở Đồng Nai, Bình Phước.
17:34 | 20/08/2012
(Bqp.vn) - Dân tộc Mảng còn có tên tự gọi là Mảng và các tên gọi khác là Mảng Ư, Xá Mảng, Niểng O, Xá Bá O; thuộc nhóm địa phương: Mảng Gứng, Mảng Lệ và nhóm ngôn ngữ: Môn-Khmer.
17:27 | 20/08/2012
(Bqp.vn) - Dân tộc Mnông thuộc nhóm địa phương: Mnông Ga, Mnông Nông, Mnông Chít, Mnông RLâm, Mnông Kuênh… và nhóm ngôn ngữ: Môn-Khmer. Đồng bào dân tộc Mnông cư trú chủ yếu tại các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên.
17:20 | 20/08/2012
(Bqp.vn) - Dân tộc Mông còn có tên tự gọi là H’mông, Na Miẻo và các tên gọi khác là Mẹo, Mèo, Miếu Ha, Mán Trắng; thuộc nhóm địa phương: H’mông Trắng, H’mông Hoa, H’mông Đỏ, H’mông Đen, H’mông Xanh và nhóm ngôn ngữ: H’mông Dao. Dân tộc Mông cư trú chủ yếu trên những núi cao thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó tập trung nhiều ở các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lạng Sơn, Cao Bằng và miền Tây Thanh Hoá, Nghệ An.
16:53 | 20/08/2012
(Bqp.vn) - Dân tộc Mường hiện có tên tự gọi là Mo (Mon, Moan, Mual); thuộc nhóm ngôn ngữ Việt - Mường. Người Mường có cùng nguồn gốc lịch sử với người Kinh. Về kinh tế, đồng bào dân tộc Mường sống định canh, định cư ở miền núi, nơi có nhiều đất sản xuất, gần đường giao thông. Người Mường làm ruộng từ lâu đời, trong đó, lúa nước là cây lương thực chủ yếu.
16:24 | 20/08/2012
(Bqp.vn) - Dân tộc Ngái còn có tên tự gọi là Sán Ngải và các tên gọi khác là Ngái Hắc Cá, Ngái Lầu Mần, Hẹ, Sín, Đản, Lê, Xuyến; thuộc nhóm ngôn ngữ: Hán. Đồng bào dân tộc Ngái sinh sống chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như Quảng Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên và một bộ phận ở Thành phố Hồ Chí Minh.
16:19 | 20/08/2012
(Bqp.vn) - Dân tộc Nùng còn có tên tự gọi là Nồng; thuộc nhóm địa phương: Nùng Giang, Nùng Xuồng, Nùng An, Nùng Lòi... và nhóm ngôn ngữ: Tày - Thái. Về kinh tế, đồng bào Dân tộc Nùng chủ yếu làm ruộng nước, làm nương rẫy, trồng lúa, ngô, các cây công nghiệp và làm các nghề thủ công.
16:14 | 20/08/2012
(Bqp.vn) - Dân tộc Ơ-đu còn có các tên tự gọi là Ơ Đu, I Đu và tên gọi khác là Tày Hạt; thuộc nhóm ngôn ngữ: Môn-Khmer. Hiện nay, hầu hết người Ơ-đu sử dụng ngôn ngữ Khơ-mú, Thái làm công cụ giao tiếp hàng ngày.
16:08 | 20/08/2012
(Bqp.vn) - Dân tộc Pà Thẻn có tên tự gọi là Pà Hưng và các tên gọi khác là Mèo Lài, Mèo Hoa, Mèo Đỏ, Bát Tiên Lộc…; thuộc nhóm ngôn ngữ: H’mông - Dao.