Tư tưởng quân sự trong xã hội chiếm hữu nô lệ

11:36 | 23/08/2012

(Bqp.vn) - Chế độ chiếm hữu nô lệ (khoảng từ thiên niên kỷ IV trước công nguyên đến thế kỷ V sau công nguyên) là chế độ có giai cấp đầu tiên trong xã hội loài người, thành phần xã hội chính của chế độ đó là các chủ nô và nô lệ. Đó là những giai cấp đối kháng trong xã hội, ngoài ra còn có các tầng lớp lao động tự do như: nông dân, thợ thủ công và các tầng lớp khác. Phương thức sản xuất của chế độ chiếm hữu nô lệ gắn với công cụ lao động còn rất thô sơ, trình độ phát triển kinh tế thấp kém. Tuy nhiên, một số nghề thủ công luyện kim trên cơ sở lao động chân tay đã phát triển, chữ viết đã xuất hiện. Sự bóc lột nô lệ tàn bạo và dã man đã gây nên sự chống đối quyết liệt. Để đàn áp nô lệ, bọn chủ nô đã tổ chức ra những đạo quân hùng mạnh và tiến hành nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu. Các cuộc chiến tranh của các quốc gia chiếm hữu nô lệ như: Ai Cập, Atxiri, Trung Quốc, Phecxia, Xpáctơ, Makêđônia, La Mã, Hy Lạp...  xảy ra thường xuyên.

Thời kỳ này người ta đã bắt đầu nghiên cứu và khái quát kinh nghiệm chiến đấu để bước đầu hình thành tư tưởng quân sự của thời kỳ cổ đại. Các nhà lý luận quân sự thời kỳ này như: Tôn Tử, Ngô Khởi (Trung Quốc), Côxênôphôn (Hy Lạp), Phơrôntin (La Mã) và nhiều nhà chỉ huy quân sự danh tiếng như Xêda, Maxêđoan... đã xây dựng được nhiều tác phẩm thể hiện một cách cô đọng tư tưởng quân sự thời chiếm hữu nô lệ. Điển hình trong những tác phẩm đó là binh pháp của Tôn Tử và Ngô Khởi.

File đính kèm:

(Bách khoa Tri thức Quốc phòng toàn dân)

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ QUỐC PHÒNG NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 7, Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội
*Tel: +84-69.553215 * Email: info@mod.gov.vn
Website: bqp.vn, mod.gov.vn *
Tổng Biên tập: Đại tá Nguyễn Thanh Bình
Quyết định cho phép hoạt động: Số 3548/QÐ-BQP, ngày 25/9/2012
® Ghi rõ nguồn bqp.vn hoặc mod.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ Cổng TTÐT BQP.