Web Content Viewer
ActionsLực lượng vũ trang nhà Đinh (968 - 980)
(Bqp.vn) - Sau khi Đinh Bộ Lĩnh liên kết, thuần phục và đánh dẹp được các sứ quân khác, chấm dứt nạ cát cứ của 12 sứ quân, thống nhất đất nước (968), mở đầu chế độ phong kiến tập quyền và thời kỳ giành độc lập tự chủ lâu dài cho đất nước. Lực lượng vũ trang (quân đội) đã được Đinh Bộ Lĩnh tổ chức lại một cách thống nhất thành lực lượng vũ trang của nhà nước phong kiến tập quyền Đại Cồ Việt.
Toàn quân được tổ chức thành 10 đạo, tương ứng với 10 đạo hành chính trên toàn quốc (mỗi đạo hành chính có một đạo của quân đội). Với nguyên tắc biên chế tổ chức cơ bản như sau:
Mỗi đạo biên chế 10 quân.
Mỗi quân biên chế 10 lữ.
Mỗi lữ biên chế 10 tốt.
Mỗi tốt biên chế 10 người.
Cứ xét theo biểu biên chế này thì Quân đội nhà Đinh có tới 1.000.000 người, nhưng trên thực tế số dân Việt Nam vào cuối thế kỷ X, nhà Đinh khó có thể tổ chức một đội quân có số lượng đầy đủ như nguyên tắc biên chế này.
Trong Quân đội nhà Đinh có một bộ phận làm nhiệm vụ đặc biệt để bảo vệ triều đình (cơ quan nhà nước phong kiến tối cao), được gọi là quân Điện tiền (lực lượng này có khoảng 2.000 người, là những binh lính được lựa chọn từ những người ưu tú trong toàn quân).
Tổng chỉ huy quân đội được gọi là Thập đạo tướng quân (tướng đứng đầu 10 đạo quân).
Trang bị của Quân đội nhà Đinh chủ yếu là giáo mác, gươm đao, cung tên, những loại vũ khí “lạnh”.