Kỹ thuật quân sự thời trung đại

16:20 | 19/08/2012

(Bqp.vn) - Sự suy đồi của bộ binh La Mã, Nga và một số nước khác đều bắt đầu từ chế độ cưỡng bức vào quân đội, ảnh hưởng đến chất lượng kém của bộ binh. Lính cưỡi ngựa, bắn cung trở thành một binh chủng được ưa chuộng. Đại bộ phận bộ binh được trang bị cung, nỏ ngoài giáo và kiếm. Như vậy, trận đánh ở cự ly xa trở nên thông thường hơn, những trận giáp lá cà bị coi là lỗi thời. Người ta xem nhẹ sức mạnh của bộ binh, chỉ bố trí nó ở xa nơi chiến đấu và làm nhiệm vụ chủ yếu là quân đồn trú; phần lớn các trận chiến chỉ dùng kỵ binh.

Quân đội Đức chinh phục La Mã thoạt đầu chủ yếu là bộ binh, vũ khí chủ yếu của họ là kiếm và giáo. Nhưng quân Pháp lại có chiếc rìu ngắn hai lưỡi, giống như chiếc giáo nặng của bộ binh La Mã dùng để chém địch trước khi chiến đấu bằng kiếm, ở Pháp và xắcxông, bộ binh vẫn giữ được vị trí xứng đáng của họ. Dần dần ở đâu họ cũng chỉ dùng kỵ binh để chiến đấu. Bộ binh bắt đầu bị coi khinh, chất lượng bị hạ thấp.

Đến thế kỷ X, kỵ binh trở thành một binh chủng duy nhất, thực sự tham gia giải quyết các trận đánh khắp nơi ở châu Âu. Còn về bộ binh, mặc dù ở các quân đội, số quân của nó đông hơn kỵ binh nhiều, nhưng nó không phải là cái gì khác ngoài một đám quần chúng trang bị kém mà hầu như không có ý đồ tổ chức nó nữa.

Trong trận đánh ở Capue (554) theo các nguồn tài liệu thì quan hoạn Nacxét đã đánh bại quân Téptôn đột nhập vào nước Ý. Sau trận này, ở mọi nơi đều trang bị cho kỵ binh đến mức nặng nhất. Cả người và ngựa đều mang giáp bằng kim khí. Trận đánh đầu tiên của loại kỵ binh này là trận Poachiê năm 732, Các Mácten đã đánh bật cuộc tiến công như thác đổ của Arập. Hầu như suốt thế kỷ X, các hiệp sĩ Đức đọ kiếm với kỵ binh Hungari và hoàn toàn đập tan đội quân ấy ở Mácỡơbuốc năm 933, và ở Lêkhơ năm 955. Thế nhưng cũng những chàng hiệp sĩ này, khi đi xâm lược phương Đông thì lại thất bại. Binh sĩ và ngựa không chịu được khí hậu, thiếu lương ăn ngoài sức tưởng tượng cho người và ngựa.

Thế kỷ XV, quân dân Tiệp Khắc áp dụng công sự lưu động Tabo vừa phòng ngự, vừa tiến công. Các chiến binh bằng vũ khí lạnh ngồi trên xe vận tải bằng ngựa kéo đã đẩy lùi 5 cuộc viễn chinh thập tự phương Tây và tiến hành táo bạo sang nước Đức.

Về pháo binh, mọi người đều thừa nhận việc phát minh ra thuốc súng và việc sử dụng nó bắt nguồn từ các nước phương Đông. Ở Trung Hoa cũng như ở Ân Độ, trong đất có rất nhiều diêm tiêu, lưu hoàng và than củi, những thuộc tính nở có một ý nghĩa lớn lao. Báo cáo của Viện Hàn lâm Pháp năm 1850: dựa vào biên niên sử Trung Quốc thì hỏa pháo đã có từ năm 618 trước công nguyên. Những viên đạn cháy được phóng ra từ những ống tre và giống như những viên đạn nổ. Mãi đến năm 1232 mới sử dụng rộng rãi thuốc súng và súng, khi người Trung Hoa bị quân Mông cổ vây đánh Cácphiêupha đã phòng ngự bằng những khẩu pháo bắn đạn bằng đá, đã dùng các loại khí tài bằng thuốc súng. Người Ân Độ đã chế tạo thuốc súng từ thời Alếchxăngđrơ đại đế, nhưng nó chứa khá nhiều diêm tiêu. Khoảng năm 1200, có những cỗ súng bắn ra những viên đạn mà tiếng rít của nó vọng xa tới (1.500 y - a) (đơn vị đo chiều dài của Anh bằng 0,9144 m). Vào năm 1258 có hỏa pháo trên xe thuộc triều đại Đêli. Sau đấy 100 năm, pháo binh đã được sử dụng phổ biến ở Ấn Độ. Vào năm 1118, pháo đã được sử dụng trong trận đánh Xaragốtxơ và đến năm 1132, Tây Ban Nha đã đúc những khẩu pháo trong đó có pháo Couleưvrine cỡ 4 puntơ. Năm 1118, quân đội Aragông của vua Auphôngxơ ì đã vây đánh lấy lại được thành phố Xaragốtxơ bị người Hồi giáo chiếm từ năm 712. Cuộc chiến năm 1156, Ápđenumin đã chiếm được Môhamêđi, cách Angiêri không xa. Năm 1280, pháo binh được sử dụng để chống lại C00cđova, năm 1308, Phecđivăng IV chiếm Ghibrantari bằng những khẩu pháo. Pháo binh được sử dụng để đánh chiếm các thành phố Baxơ (1312); Mactốt (1326); Alicăngtơ (1337) và trong một số trận vây đánh ấy các cổ pháo đã bắn cả đạn cháy.

Trong năm 1338, quân Pháp đã dùng pháo vây đánh Piuguyôm, quân Đức đã dùng pháo ở Phổ. Vào năm 1350, súng đã được dùng phổ biến ở tất cả các nước miền Tây, Nam và Trung châu Âu. Pháo binh sinh ra ở phương Đông. Pháo được chế tạo từ những tấm sắt rèn và hàn thành một ống dài có những đai nặng quấn xung quanh. Khẩu pháo đó gồm mấy bộ phận, bộ phận quy lát chỉ được lắp vào sau khi đã nạp đạn. Các khẩu súng cổ xưa của Trung Hoa và Ấn Độ đều được chế tạo như vậy, những khẩu súng này có từ rất lâu so với khẩu súng cổ nhất châu Âu. Điều này chứng tỏ pháo binh còn đang trong thời kỳ thơ ấu của mình. Việc phát sinh ra thuốc súng và dùng nó để bắn giữ vai trò lớn lao trong ngành quân sự; những khẩu pháo gặp bất cứ ở đâu vào thế kỷ XIV đã chứng minh rằng nó là một sản phẩm mới với tư cách là một vũ khí công nghệ mới.

Những khẩu súng của thế kỷ XIV của châu Âu là những khẩu súng rất đồ sộ, khi di chuyển thì buộc phải tháo rời từng bộ phận, mỗi bộ phận chiếm cả một cỗ xe. Thậm chí súng cỡ nhỏ cũng rất nặng nề, bởi vì tỷ lệ trọng lượng giữa súng và đạn chưa được chú trọng xem xét. Khi bắn, mỗi khẩu phải đóng một khung gỗ (giàn) để bắn. Súng thường bắn trong nhiều trường hợp với góc tầm lớn tựa súng cối hiện nay không có giá nòng. Đạn bắn bằng đá tròn, súng cỡ nhỏ đổi khi nạp cả những mũi tên bằng sắt. Tuy còn có rất nhiều nhược điểm, pháo vẫn được đặc biệt sử dụng trong những trận vây đánh và phòng thủ các thành phố, cả ở đất tráng địa và trên chiến hạm.

Thế kỷ XV, súng được đúc bằng sắt, đồng và đồng đen - không dùng hộp quy lát rời mà khẩu pháo được đúc như một chỉnh thể. Những xưởng đúc tốt nhất ở Pháp và ở Đức. Ở Pháp đã chế tạo pháo cờ động vây đánh và đặt trong công sự có nắp. Năm 1450, anh em Buyrô (Buyrô Gatxpazơ và Giăng đứng đầu pháp binh Pháp từ năm 1430 - 1450) chế tạo những cỗ pháo mở cửa đột phá, nhờ vậy trong một năm, vua Pháp Sáclơ VII (1470 - 1498) đã giành lại được tất cả những thành phố và pháo đài bị quân Anh đánh chiếm. Cải tiến của Vua Pháp Sáclơ VIII: ông dứt khoát bỏ hộp quy lát rồi và đai súng bằng đồng đen, khẩu pháo đúc như một chỉnh thể, đã lắp trụ và giá nòng trên xe và chỉ bắn bằng đạn gang. Ông chú ý đến trọng lượng nhẹ nhất của những khẩu pháo. Hai cổ pháo nhẹ có thể đặt trên bệ có 4 bánh xe, do 35 ngựa kéo, càng pháo thì đặt xuống đất. Những khẩu pháo nhỏ nhất có thể cơ động để vận động chiến đấu cùng các quân chủng khác, thậm chí không chậm hơn so với kỵ binh. Chính vì thế, Sáclơ VIII giành được những thắng lợi đáng ngạc nhiên ở Ý. Trong khi đó, pháo binh Ý vẫn cơ động bằng lừa; cấu tạo nhiều bộ phận, khi bắn vẫn phải đặt vào khung, vẫn bắn đạn đá tròn, chậm đến nỗi quân Pháp bắn một giờ bằng số đạn quân Ý cả một ngày. Trận Phoócnổva ngày 06/7/1495 xẩy ra ở miền Bắc nước Ý. Mở đầu, quân Ý tiến công quân Pháp của Vua Sáclơ VIII đang vượt Anpênin để trở về nước. Bằng pháo binh dã chiến, quân Pháp giành thắng lợi, gieo rắc sự kinh hoàng toàn bộ nước Ý.

Hoàng Đế Cáclơ V (Đức) không thua kém các đối thủ Pháp về cải tiến pháo dã chiến. Sử dụng bệ súng đặt ỏ phía trên, có 2 bánh thành 4 bánh cơ động với kiểu phi nước đại kể cả địa hình gồ ghề. Trận Ranti ngày 13/8/1554 buộc quân đội Pháp do Vua Hăngri li chỉ huy, phải bỏ trận vây đánh thành phố Rauti chạy về biên giới Pháp. Táctaghia, người Ý khám phá ra, góc bắn 45° thì tầm bắn là tối đa.

Guytxtayơ Ađônphơ, người chỉ huy vĩ đại này đã loại bỏ cỡ súng quá nhỏ và thay thế chúng thoạt đầu là những ống sắt bọc da chỉ dùng bắn đạn ria ghém (lần đầu tiên lối bắn ấy được đưa vào trong chiến tranh). Cùng với đạn ria, ông đã dùng những túi liều phóng. Mỗi trung đoàn được trang bị 2 khẩu pháo, xuất hiện đội pháo binh của trung đoàn. Năm 1650, phát minh ra vít cân bằng ngang; năm 1697, sử dụng ống nhồi thuốc để lắp kíp thay cho việc nhồi thuốc súng vào thuốc mồi, việc phát minh ra càng pháo rất quan trọng đến cơ động.

Trong thế kỷ XVII, trận Giâyphenhaghen của Guýtxtayơ Ađônphơ cứ 20.000 lính có 80 khẩu pháo; trận Phrăngphuốc trên sống Ôde thì 18.000 lính có 200 khẩu pháo. Trong cuộc chiến tranh của Liuđôvích XIV, những giàn pháo từ 100 - 200 khẩu là hiện tượng thông thường. Trong trận Manplacơ, mỗi bên tham chiến có gần 300 khẩu. Đó là một sự tập trung cao nhất cho một trận đánh.

Pháp là nước đầu tiên chấm dứt chế độ công xưởng và đã đưa những pháo thủ vào quân đội thành lính thường trực, năm 1671 thành lập trung đoàn pháo binh, đã quy định chức vụ, quân hàm cho sĩ quan pháo binh. Công nhận pháo binh là một binh chủng độc lập; đào tạo sĩ quan và binh lính do nhà nước nắm. Năm 1690 thành lập Trường sĩ quan Pháo binh (khoảng 50 năm là trường pháo binh duy nhất trên thế giới).

Một trong những kết quả đầu tiên của việc cải tiến pháo binh là sự thay đổi triệt để trong nghệ thuật trúc thành. Khắp nơi, vũ khí mới đã phá thủng những bức thành đá cổ và đời hỏi phải sáng tạo ra hệ thống công sự phòng ngự mối. Hạn chế hỏa lực bắn thẳng của quân vây đánh và trọng pháo nã vào thành lũy. Thành đá được thay thế bằng tường lũy đất lát đá, còn những tháp cao nhỏ bé ở các góc thì được cấu trúc thành lôcốt hình năm cạnh.

Giữa thế kỷ XVII, các phương tiện phòng ngự của pháo đài trở nên “mạnh hơn” các phương tiện tiến công. Đanien Xpếchclin (1536 - 1589) kỹ sư ở thành phố Xtơrabua nước Đức, người đặt nền móng cho trúc thành kiểu lôcốt. ông đưa ra những nguyên tắc chủ yếu là, pháo đài có nhiều lôcốt thì càng mạnh, các lôcốt sẽ tạo thành một hàng rào bởi vì nhờ đó mà trận tuyến của các lôcốt yểm hộ mạnh mẽ cho nhau hơn; lôcốt góc nhọn và góc tù đều không tốt, góc dô ra cần phải thẳng; kiểu hình lôcốt nhỏ, bên trong lôcốt phải to; mỗi lôcốt, mỗi tường nổi cần phải có yên ngựa; phải có hầm ngầm để bảo vệ chiến hào; các lôcôt hình bán nguyệt cần phải càng rộng càng tốt. Đường hầm càng củng cố nhiều càng tốt. Sau ông rất nhiều tướng lĩnh, kỹ sư công binh đã kế tục những nguyên tắc của ông xuất sắc.

*

* *

Sự tan rã của đế quốc La Mã vào thế kỷ V chấm dứt thời kỳ sối động, đẫm máu trên biển Địa Trung Hải. Suốt thời kỳ trung cổ, vùng biển này bình ổn trong nhịp điệu của những cánh buồm thương mại. Trong khi đó, vùng biển Bắc Âu lại dội lên những trận hải chiến lớn mà tiêu biểu là hoạt động của các hạm đội Noócmăngđi với những thuyền chiến Vi Kinh nổi tiếng. Ven Địa Trung Hải đã lập ra những hạm đội đánh thuê của nước Anh.

Thời kỳ này, những Galerơ (galére) vũ trang tạo dáng dài, nhiều mái chèo, rất cơ động đã thay thế các thuyền chiến Tôrio Hy Lạp, La Mã.

Galerơ có hai mái chèo ở đuôi thuyền dài 40m; rộng 5,3m; mơn nước 2,5m có tốc độ nhanh. Đen thế kỷ XV, Galerơ có 300 mái chèo, mỗi mái chèo có hai người đẩy.

Bácgiơ vốn là loại thuyền tải cỡ lớn, được những người Giêxoa cải tiến thành thuyền chiến lớn nhất châu Âu đương thời; trọng tải hàng ngàn tấn, có 4 cột buồm; bánh lái loại bản rộng, nẹp sắt.

Ngoài ra còn có những thuyền chiến cỡ lớn như Nép (Neí), Carắccơ (caraque). Vũ khí trên thuyền tập trung tăng cường vũ khí cá nhân và khả năng giáp chiến của binh lính và thủy thủ. Ngày một loại bỏ những mũi nhọn taran, cần trục varôn hoặc các máy bắn, trái lại, tập trung tăng cường vũ khí cá nhân và khả năng tác chiến của lính giáp chiến, phát triển kỹ thuật buồm tam giác (buồm latin), với buồm vuông hứng gió cổ truyền, sử dụng rộng rãi bánh lái trục rời, bản nẹp sắt. Các yếu tố kỹ thuật với sự phát triển kỹ nghệ đóng vỏ tàu đã cho phép tạo ra những chiếc tàu có khả năng hàng hải tốt ở cuối thế kỷ XV, tạo ra tiền đề kỹ thuật của cách mạng tàu buồm của các thế kỷ sau.

Đến thế kỷ XV, cả phương Đông lẫn phương Tây, pháo được đưa lên thuyền. Thoạt đầu, pháo chỉ được đặt ở phía mũi tàu, nhiều là 4 khẩu. Đến những thế kỷ sau, ở châu Au, cách mạng công nghiệp tạo ra tàu chiến có hàng trăm pháo dàn thành nhiều tầng ở hai bên mạn.

Thế kỷ XVI, XVII, cả châu Âu chạy đua kỹ nghệ đóng tàu buồm, kỹ thuật hàng hải được hoàn thiện, đường vượt biển  được xác lập. Những con tàu được xây dựng như một thành trì, bảo đảm cuộc sống đầy đủ và lâu dài trên biển. Xã hội phong kiến châu Au đang chuyển mạnh sang xã hội tư bản. Chủ nghĩa thực dân và chế độ thuộc địa lan rộng khắp thế giới theo những cánh buồm no gió chất đầy hàng hóa, vũ khí.

Đỉnh cao của kỹ nghệ đóng tàu thuyền thời trung cổ và là mốc đầu tiên thời kỳ mới của tàu thuyền châu Âu. Người ta nhanh chóng ròi bỏ những kiểu thuyền chiến cồng kềnh, kém cơ động như Bacgiơnép, Cácrắccơ và thay vào đó là những chiếc tàu thân dài, thành tàu cao đều, chia làm nhiều tầng b00ng để đặt pháo, tiêu biểu là thuyền Carayen.

Nhờ sự phát triển của kỹ thuật dùng buồm, sức cơ động đặc biệt tăng lên. Trước đây, chỉ có hai hoặc ba buồm, diện  tích hứng gió không lớn. Nay tăng lên bốn thậm chí bảy cột buồm. Cột cao nhất tới 70m, cột chính gồm nhiều tầng buồm, với những lá buồm lớn nhỏ dùng cho điều chỉnh tốc độ, hướng đi. Thông số kỹ thuật thời đó: loại tàu chiến hạng nặng thời đó (trang bị 120 đại bác) mỗi tấn trọng tải dẫn nước cần có 0,65m2 buồm. Phải có 3.140 m2 buồm, tương đương với 4.000 kg buồm cho một chiếc tàu như vậy. Ở những loại tàu như Brigiơ (Brige), loại tàu cần cơ động nhanh, tỉ lệ này cao hơn: một tấn giãn nước cần l,9m2 buồm; cao nhất là tàu Clipơ (Clipe) mang tên Catisắc (Catixuc) với 2,5 m2 buồm cho một tấn giãn nước, nó đạt được tốc độ 7 hải lý/giờ khi tròi lặng gió.

Kỹ thuật dùng buồm đạt mức tuyệt đỉnh, từ đây, những thuyền dùng chèo vắng bóng dần, biên chế thủy thủ chèo thuyền giảm nhiều. Quân thủy ỏ đường sống vẫn cơ động chính bằng mái chèo, tiêu biểu là những Galerơ Hà Lan ở thế kỷ XVI – XVII và hầu hết thuyền chiến của phương Đông.

Galerơ Hà Lan dài 38 m, rộng 6 m, từ đáy đến mạn thuyền chỉ 4 m, trang bị 36 pháo ở hai mạn, thường có 14 - 16 m cọc chèo, mỗi mái chèo dày 2 - 3 người đẩy, có thể đạt tốc độ 14 - 15 km/giờ.

Năm 1500, nhờ phát minh thiết kế tàu chiến của Đêsaigiơ (Deơchazges), pháo được đặt ổn định hơn, bố trí hợp lý hơn, số lượng tăng lên nhiều lần mà không đe dọa làm yếu thành tàu. Tàu chiến với nhiều hạng pháo là cơ sở xuất hiện các hạm đội thường trực ở các nước phương Tây.

Ban đầu, sức mạnh hỏa lực theo hướng nâng ồ ạt số lượng pháo, cỡ pháo mà hạm đội nước Anh là tiêu biểu. Tuy nhiên, không thể tăng số lượng pháo bao nhiêu cũng được. Có thể thấy rõ những ưu, nhược trong việc xem xét hạm đội nước Anh: chiến hạm nhỏ nhất 30 khẩu pháo, chiến hạm lớn nhất có hơn 100 khẩu. Nổi tiếng là chiếc “Chúa biển” năm 1637 có 132 khẩu pháo các cỡ, ước tính 160 tấn thép chưa kể đạn kèm theo cũng nặng gần như vậy. Những chiến hạm này bị chính sức nặng của chúng (súng đạn của nó) đè lên, rất kém cơ động, tầng pháo cuối cùng chỉ cách mặt nước không đầy 3 p00t (1 p00t ~ 305mm). Để khắc phục tình trạng đó, người ta xác lập được những công thức phù hợp nhất giữa loại tàu chiến với số pháo trang bị nó:

Bảng 1 - Công thức biên chế của các hạng tàu chiến châu Âu thế kỷ XV


Thông thường pháo hạng nặng tính theo cỡ đạn, cỡ nòng và trọng lượng pháo được bố trí ở tầng dưới cùng, loại nhẹ hơn thì ở tầng trên. Trong “Bách khoa toàn thư mới” của Mỹ, C.Mác và Ph.Ăngghen đưa ra bảng tổng quát phân phối pháo trên các chiến hạm hạng nhất của Anh:

Bảng 2 - Phân phối pháo trên các chiến hạm hạng nhất (Anh)


Chú thích:

Bảng 1 (theo lịch sử nghệ thuật hải chiến, tập Iì, Mátxcơva, 1953)

Bảng 2 (New American Encyclopedia)

1 inches (Anh) = 25 mm

1 funt (Đức) = 0,5 kg

Loại pháo được tính theo cở đạn (inches chỉ độ rộng đường đạn; funt chỉ  trọng lượng đạn).

Tất cả đã trở nên vô ích, đã bị phế bỏ đi hoặc mang lại một ý nghĩa khác khi mà nhân tố mới quyết định toàn bộ sự phát triển về chất của vũ khí kỹ thuật các quân binh chủng, làm thay đổi chất lượng quân đội và hạm đội đến tận gốc rễ, đó là hỏa pháo.

Ra đời trên quê hương Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng nửa đầu thế kỷ XIV, các nước châu Âu đã sử dụng những hỏa pháo đồ sộ và nặng nề bắn đạn tròn, rồi sau đó đã phát minh ra súng hỏa thạch cầm tay, súng lục pítxtôi ở Tốt Can. Mặc dù còn nhiều nhược điểm của các loại súng pháo và chúng lại rất đắt tiền. Nhưng các quân đội mạnh của châu Âu đương thời như Pháp, Đức, Ý vẫn nỗ lực tập trung số lượng và liên tục cải tiến sáng tạo trong sản xuất, sử dụng pháo hỏa và súng để đánh chiếm những thành phố lớn.

Hoàng đế Pháp Sáclơ VIII đã cải tiến cấu trúc khẩu pháo hoàn chỉnh để giảm các thao tác bắn, giảm trọng lượng pháo  đạn, tăng sức cơ động của hỏa pháo nặng nề với các binh chủng cơ động nhanh nhất. Đây quả là những yêu cầu kỹ chiến thuật vĩ đại nhất. Hàng loạt công trình lý luận cơ bản các tác giả: Tactaglia (Ý); Côla và Uphanổ người Tây Ban Nha nghiên cứu lý thuyết đường đạn trên không trung. Vanốtsđrial Gietxô nghiên cứu kỹ thuật chế tạo pháo. Háctơman thước đo tiêu chuẩn chế tạo. Các nghiên cứu này cùng xuất hiện vào năm 1650.

Gútxtayơ Ađônphơ loại bỏ một số cỡ súng quá nhỏ, cải tiến đạn ria, liều phóng pháo binh dã chiến, ông còn tổ chức ra pháo binh cấp trung đoàn Pháp đã thành lập ngành pháo binh, trường pháo binh, đầu pháo thủ vào lính thường trực, quy định chức vụ quân hàm cho sĩ quan pháo binh.

Nghệ , thuật pháo binh không tự nó phát triển và nó cũng không phát triển riêng rẽ so với các quân binh chủng. Nó đã được trang bị trong thành phần tổ chức biên chế quân đội mà trước hết là sự khôi phục các đơn vị bộ binh. Do uy lực của súng pháo, các đại đội bộ binh biên chế 400 - 500 quân, nay chỉ biên chế 100 - 125 quân. Những trung đoàn từ 2.000 - 3.000 quân đã giảm xuống 1.300 hoặc 1.400 quân. Kỵ binh cũng cải tổ theo nguyên tắc ấy. Những trung đoàn kỵ binh của Ađônphơ thì 2/3 là lính bắn súng hỏa thạch còn 1/3 là lính cầm giáo. Súng hỏa thạch nhẹ nhàng, đã dùng vỏ đạn bằng giấy. Như vậy, đặc trưng công nghệ mới chính là sử dụng năng lượng chuyển hóa của thuốc nổ thay thế một phần lớn năng lượng do lực cơ bắp của con người, súc vật sinh ra ở thời điểm và địa điểm quyết định.

Sự ra đời của pháo hỏa đối với trúc thành cũng xuất hiện bước ngoặt mới về kỹ thuật hào, lũy, hầm ngầm, lôcốt, sự phát triển mới về chiến thuật phòng ngự - phòng thủ mà tiêu biểu nhất là hệ thống nguyên lý, nguyên tắc của kỹ sư người Đức Đanien Xpếchclin.

Sự phát triển của hỏa pháo đã nâng hạm đội lên một chất lượng mới, hàng loạt vũ khí cận chiến taran, varôn; gươm giáo, mộc, mũ sắt... cũng giống bộ binh và kỵ binh các vũ khí cổ đại đó bị giảm và bị tước bỏ ra khỏi biên chế trang bị; quá trình phát triển pháo binh, súng bộ binh đã làm cho hạm đội mang nặng lượng súng đạn (từ thế kỷ XIV- XV, mỗi tàu, thuyền chiến trang bị 2 - 4 khẩu lên đến hàng chục khẩu rồi hàng trăm khẩu trên mỗi tàu, thuyền). Lượng giãn nước đến mức cao nhất là 900 - 1.800 tấn, làm cho sự cơ động của hạm tàu, chiến thuyền bị giảm sút. Số tay chèo không thể tăng thêm mãi được.

Sự kiện tuyệt vời nảy sinh chính trong hoàn cảnh khó khăn đó. Trước đây chỉ có 2 hoặc 3 buồm, nay từ 4 - 7 cột buồm, cột cao tới 70m với nhiều tầng buồm để nâng cao tốc độ và điều chỉnh hướng đi. Tiêu chuẩn kỹ thuật cho một tàu chiến nặng (trang bị 120 đại bác); mỗi tấn giãn nước cần 0,65m2 buồm. Phải có 3.140m2 buồm cho một chiến tàu như thế. Nhờ vậy, các hạm tàu, thuyền chiến đạt tốc độ hàng chục km/h và giảm hàng trăm nổ lệ trên tàu, thuyền.

Thời kỳ này, ở Đại Việt có cọc sống Bạch Đằng (Ngô Quyền năm 938) và hỏa công đường thủy dùng bè mảng chất đầy chất cháy lợi dụng gió và dòng chảy của thủy triều phóng lửa chia cắt, chặn đường rút chạy kết hợp cùng quân mai phục thủy bộ tiêu diệt địch, dồn địch vào khu vực quyết chiến điểm (Hưng Đạo Vương năm 1288 - Bạch Đằng).

File đính kèm:

(Bách khoa tri thức QPTD)

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ QUỐC PHÒNG NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 7, Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội
*Tel: +84-69.553215 * Email: info@mod.gov.vn
Website: bqp.vn, mod.gov.vn *
Tổng Biên tập: Đại tá Nguyễn Thanh Bình
Quyết định cho phép hoạt động: Số 3548/QÐ-BQP, ngày 25/9/2012
® Ghi rõ nguồn bqp.vn hoặc mod.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ Cổng TTÐT BQP.