Kiến thức quốc phòng

Lịch sử kỹ thuật, vũ khí, trang bị quân sự
16:37 | 31/01/2013
(Bqp.vn) - Vũ khí là phương tiện kỹ thuật, hoặc tổ hợp các phương tiện kỹ thuật dùng để tiêu diệt đối phương trong đấu tranh vũ trang. Vũ khí gồm hai phần chính: phần trực tiếp diệt mục tiêu như gươm, giáo, tên, bom, đạn... và phương tiện mang như cung, nỏ, súng, pháo, tên lửa, máy bay... Những vũ khí phức tạp hơn còn có các khí tài, thiết bị bổ trợ, bảo đảm, điều khiển và dẫn đường.
Đội Tuần dương quân đầu tiên của Việt Nam
16:29 | 31/01/2013
(Bqp.vn) - Thời kỳ vua Tự Đức trị vì (1858-1883), giặc biển hoành hành trên nhiều vùng biển thuộc hải phận nước ta và trở thành “vấn nạn” của triều Nguyễn. Đặc biệt, cướp biển Tầu Ô đã hoạt động một cách công khai, ngang nhiên ngăn chặn các tàu vận tải, tàu buôn đi lại trên vùng Biển Đông. Quan trị nhậm tại các tỉnh ven biển như Hải Dương, Quảng Yên, Thanh Hóa, Nghệ An... liên tục nhiều năm dâng sớ cấp báo tình hình cướp biển đe dọa, tấn công địa phương mình.
Tôn Vũ và binh pháp của Tôn Tử
17:04 | 23/08/2012
(Bqp.vn) - Tôn Vũ (chưa rõ năm sinh) là nhà tư tưởng quân sự thời cổ, tướng nước Ngô cuối đời Xuân Thu (Trung Quốc), vốn là người nước Tề chạy loạn sang cư trú ở nước Ngô. Năm 512 trước công nguyên được Ngũ Tử Tư tiến cử, Tôn Vũ đã dâng lên vua Ngô 13 thiên binh pháp và được vua Ngô trọng dụng phong làm tướng quân. Ông đã cùng Ngũ Tử Tư phò tá vua Ngô, đề xuất mưu lược làm cho nước Ngô trở nên hùng mạnh.
Ngô Khởi và binh pháp Ngô Khởi
17:02 | 23/08/2012
(Bqp.vn) - Ngô Khởi (khoảng năm 440 - 381 trước công nguyên) người nước Vệ (nay gần Định Đào, Sơn Đông, Trung Quốc) là nhà cải cách chính trị, tướng soái quân sự, đồng thời ông cũng là một nhà lý luận quân sự xuất sắc. Ông đã từng làm tướng của nước Lỗ, quận thú quận Tây Hà của nước Ngụy, làm lệnh doãn của nước Sở.
Claodơvít và tác phẩm “Bàn về chiến tranh”
17:00 | 23/08/2012
(Bqp.vn) - Claodơvít (1780 - 1831) là nhà lý luận quân sự nổi tiếng của nước Phổ. Ông giữ chức Thiếu tướng quân đội nước Phổ năm 1818. Trước đó, từ năm 1808, ông phục vụ trong Bộ Tổng tham mưu quân đội nước Phổ; từ tháng 5/1812 đến năm 1814 chuyển sang phục vụ quân đội Nga làm sĩ quan tham mưu; đến tháng 4-1814 trở về phục vụ quân đội Phổ, tham gia chiến tranh chống Napôlêông các năm 1806 - 1807, 1812 - 1814, 1814 - 1815 trong hàng ngũ quân đội Phổ và Nga.
Tác phẩm 'Tương lai của chiến tranh”
16:53 | 23/08/2012
(Bqp.vn) - “Sức mạnh công nghệ và sự chi phối của Mỹ trong thế kỷ XX” của hai nhà lý luận quân sự tư sản George Friedman và Meredith Friedman (Mỹ) đã viết về công nghệ chiến tranh, về sự kết thúc của kỷ nguyên 500 năm (kỷ nguyên châu Âu và súng) và về sự mở đầu của một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của đạn chính xác.
Các nguyên tắc chiến tranh cơ bản
16:13 | 23/08/2012
(Bqp.vn) - Các nguyên tắc chiến tranh chi phối việc tiến hành chiến tranh, vận dụng đúng đắn các nguyên tắc đó là điều kiện thiết yếu để thực hiện việc chỉ huy và tiến hành thắng lợi các hoạt động quân sự. Các nguyên tắc này có quan hệ qua lại, tùy theo bối cảnh, có thể bổ trợ lẫn nhau hoặc mâu thuẫn nhau. Vì vậy, việc vận dụng nguyên tắc ở mức độ nào tùy thuộc vào hoàn cảnh.
Nghệ thuật quân sự trong khởi nghĩa và chiến tranh chống xâm lược từ thế kỷ III trước công nguyên đến đầu thế kỷ X
16:08 | 23/08/2012
(Bqp.vn) - Cuộc kháng chiến chống Tần (từ năm 214 - 208 trước công nguyên) là cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên mà sử sách ghi lại. Tần Thủy Hoàng, sau khi thống nhất Trung Quốc, thiết lập nhà nước quân chủ chuyên chế, năm 214 trước công nguyên đã phát động 50 vạn quân xâm lược, thôn tính các tộc Việt ở phía Nam. Trước sức mạnh của kẻ thù, tổ tiên ta đã có một phương thức đánh giặc thích hợp. Người Việt lánh vào rừng, ngày ẩn, đêm hiện, tiến hành cuộc chiến tranh du kích lâu dài.
Nghệ thuật quân sự trong hai lần kháng chiến chống quân Tống
16:05 | 23/08/2012
(Bqp.vn) - Lê Hoàn cũng như Lý Thường Kiệt đều sớm hiểu rõ ý định tác chiến của quân Tống là dùng lực lượng quân sự nhanh chóng đánh chiếm kinh đô Đại Việt (là Hoa Lư thời Tiền Lê và Thăng Long thời Lý), tiêu diệt lực lượng quân đội của ta, từ đó buộc triều Tiền Lê và triều Lý phải đầu hàng.
Nghệ thuật quân sự trong ba lần chống xâm lược Nguyên - Mông
15:55 | 23/08/2012
(Bqp.vn) - Ba lần kháng chiến chống Nguyên - Mông không chỉ là cuộc đọ sức quyết liệt giữa một đế quốc đầu sỏ cỡ thế giới với một dân tộc nhỏ bé nhưng kiên quyết đứng lên chống xâm lược để bảo vệ đất nước, mà còn là cuộc đấu tranh gay gắt về tài trí giữa hai nền nghệ thuật quân sự của Đại Việt và của đế quốc Nguyên - Mông.
<<12345>>
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ BỘ QUỐC PHÒNG NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 7, Nguyễn Tri Phương, Ba Đình, Hà Nội
*Tel: +84-69.553215 * Email: info@mod.gov.vn
Website: bqp.vn, mod.gov.vn *
Tổng Biên tập: Đại tá Nguyễn Thanh Bình
Quyết định cho phép hoạt động: 3548/QÐ-BQP, ngày 25/9/2012
® Ghi rõ nguồn bqp.vn hoặc mod.gov.vn khi phát hành lại thông tin từ Cổng TTÐT BQP.